Saturday, February 9, 2013

Kiêng


Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa, hay mỗi địa phương có  mê tín dị đoan và kiêng cử khác nhau.  Nhiều người nghĩ rằng những ngươi mê tín dị đoan, kiêng cử, cải lương, nhạc dân tộc hay nhạc sến là giới bình dân mà thôi. Thiệt ra hong phải như vậy, chúng nó biểu hiện cho nền văn hóa và văn học dân gian Vietnam mà chúng ta nên trân trọng và giữ gìn chúng.

Những ngày đầu tiên mà tui sống trên nước Mỹ. Buổi trưa đi làm tui thường đi ngang qua một cái công viên. Tui thấy vài người Ấn độ mặc áo trắng bằng vải thô trắng toát phủ từ đầu đến chân. Tui sợ lắm vì cái y phục đó giống như vải liệm.  Tui nghĩ rằng gia đình họ có tang chế. Tui thấy họ ở đó hàng ngày. Tui rất ngạc nhiên vì người nhà có tang mà sao họ cứ mãi ra công viên chơi. Sau này tui mới biết đó là y phục của người Ấn.

Những năm đầu tiên sống ở nước Mỹ, mùng một Tết gì tui cũng đi làm và làm overtime luôn vì đầu năm tui được làm nhiều, thì tui có tiền nhiều. Đầu năm tui có tiền nhiều là hên. Có lẽ tui đi làm ngày mùng một nên cuộc đời lúc nào cũng bận bịu vì công việc và tui đi cày như con trâu.

Tui bắt đầu kiêng hong đi làm vào mùng một Tết khi mà trình độ học của tui vào khoảng chương trình năm thứ ba của bốn năm học đại học. Đầu năm đầu tháng mà tui bị ăn con D. Cả một năm học tui khổ sở xang bang xấc bấc và tui khóc lên khóc xuống trong tất cả các lớp mà tui lấy nó. Từ đó tui sợ quá; tui nhứt định hong đi làm, đi học, hay làm cái gì vào mùng một Tết cả.

Mùng một Tết năm nay rơi vào ngày chủ nhựt nên tui hong phải lấy ngày nghỉ. Tui cũng buồn lắm vì Tết là ngày lễ cổ truyền của dân Vietnam nên tui được phép nghỉ ở nhà. Tuy nhiên cả ngày thứ bảy tui lại phải đi lau bàn ghế cả ngày tại một cái workshop (tui hong biết dịch ra tiếng Việt.)Tui phải cố gắng làm xong một cái lớp online trước tết mà job của tui nó đòi hỏi. Thiệt ra thì họ cho tui đến cuối tháng hai, nhưng tui hong muốn để nó đến qua Tết vì như vậy sẽ xui lắm.

 

Tết


Lại thêm một cái Tết nữa. Đối với người Việt Nam sống ở nước ngoài thì “Tết” có nghĩa là Tết Nguyên Đán, Tết Việt Nam rồi. Chúng ta hong cần phải đính chính hay thêm vào “Tết tây or Tết ta” gì cả. “Tết” đã được các phương tiện truyền thông và những người ở nước ngoài chính thức sử dụng mặc dù nó chưa được chính thức đưa vào tự điển tiếng Anh. Thiệt ra thì chẳng có mấy người biết đến cái từ “Tết” mộc mạc đơn giản dễ thương của Việt Nam chúng ta.

Người ngoại quốc thường gọi “Tết,” là “Chinese New Year,” có những người hiểu biết hơn thì gọi là “Lunar New Year,” để tránh đụng chạm tới những người có tinh thần dân tộc như Anhthao Bui. Những năm trước đây, tui đây thường cãi lộn và có những bài thảo luận về “Chinese New Year,” “Lunar New Year,” or “Vietnamese New Year.” Tuy nhiên ba năm trở lại đây tui hong buồn đính chính or sửa sai người ta làm gì. Kệ nó! Xá gì một cách nói hén. Người ta có gọi là cái gì thì cũng chẳng có chết thằng tây con đầm gì. Hong phải ai cũng chịu khó học hỏi và hiểu biết như tui đây đâu. Cách nói chuyện, cách dùng từ ngữ thể hiện cá tính, trình độ hiểu biết, quan niệm về nhân sinh quan của mỗi con người. Thế gian thì có muôn vẻ và muôn mặt rất là lý thú đáng cho chúng ta học hỏi.

Khi tui viết bài này, tui muốn chia sẻ về cảm giác Tết của tui mà bây giờ nó thành ra một bài viết về từ ngữ mất tiêu rồi. Hôm nay tui sẽ cố gắng đi khắp các ngân hàng để đổi tiền mới lì xì cho học trò, cho đồng nghiệp, cho bạn bè và cho những người thân chung quanh tui. Tui thường được khen là người Vietnam dễ thương, rộng rãi, tốt bụng….Tui rất là thích vì tui là đại diện cho người Việt Nam mà. “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.” Tui thường nhân dịp này nói với học trò và đồng nghiệp về phong tục tập quán của người Vietnam. Tui được lời nhiều lắm. Trên nước Mỹ, cộng đồng Việt Nam là một cộng đồng rất là trẻ trung và mới mẻ so với những cộng đồng châu Á khác nên tui nghĩ là tui có bổn phận nói về người Vietnam của chúng ta. Tui là một nhà giáo dục và là một nghệ sĩ. Tui phải lo bương chải với cuộc sống và lo trau dồi kiến thức cho riêng mình nên tui hong có thì giờ để tham gia sinh hoạt với cộng đồng Vietnam. Tuy nhiên tui luôn cố gắng sống tốt và thi hành tốt nghĩa vụ của một người công dân Mỹ gốc Việt Nam. Tui yêu nước Mỹ và người Mỹ thiệt nhiều giống như tui yêu nước Việt Nam của chúng ta.

San Jose, Jan. 26, 2013

Việt Nam


Việt Nam quê mẹ ôi
Thương thương quá đi thôi
Việt Nam trên vành môi
Từ thuở nằm trong nôi
 
Việt Nam là nắm xôi
Với ngây ngô tinh khôi
Việt Nam là miếng vôi
Quyện với trầu nóng hổi
Nhóp nhép bà mẹ tôi
 
Việt Nam là mồ hôi
Gốc nông dân nguồn cội
Giòng phù sa đắp bồi
Nên miền tây quê tôi

Bao thế hệ chấp nối
Bắc Đẩu sáng đưa lối
Việt Nam thoát tăm tối
Tiếng thơm gióng vang dội

Nơi đất người xa xôi
Nhìn Việt Nam bồi hồi
Sợi nhớ quyện bối rối
Nhói lên bao nhức nhối