Saturday, August 6, 2011

Mười Lăm Năm

Mười Lăm Năm

Mười lăm năm tôi chỉ được nhìn quê hương Việt Nam qua và bạn bè qua the internet và các phương tiện truyền thông mà thôi. Nơi quê nhà, bạn bè luôn nhắn nhủ
khuyến khích tôi nên thu xếp về Việt Nam thăm bạn bè, người thân và nhìn thấy tận mắt sự thay đổi của đất nước. Tôi mãi hứa rằng tôi sẽ về khi tôi ổn định cuộc sống, nhưng đến giờ tôi vẫn chưa định được chắc chắn ngày trở về. Thế là tôi vẫn lang thang trên net tìm lại những hình ảnh quê nhà: dòng song Saigon uốn lượn quanh bán đảo Thanh Đa thật là thơ mộng cùng với con đò, cây đa bến cũ là nơi tôi đã sống và lớn lên, với những lô chữ lô số như khu trại gia binh, cùng với trường học, các chợ, những con đường làng quê, các món ăn dân dã, và phố xá Saigon. Để rồi tôi gặm nhắm nỗi nhớ quê hương âm ỉ trong trái nơi thẳm sâu cuả trái tim và tôi âm thầm lặng lẽ rấm rứt khóc một mình.

Tôi đang ở trên máy bay và tiếng người xướng ngôn viên nói rằng là quí vị đang ở trên lãnh thổ cuả nước Việt Nam. Nhìn xuống cửa sổ của máy bay, từng thửa ruộng như ô bàn cờ xanh ngát, phất phới bay theo gió; con song dọc ngang, cây cầu khỉ lắt lẻo, con trâu và chú mục đồng, ngôi trường làng; học trò đi học…Tôi la lớn, “Ôi Việt Nam! Đúng là Việt Nam rồi!” Một cơn mưa lớn tạt vào cửa sổ làm ướt đẫm khuôn mặt của tôi. Tôi giật mình thức giấc với gương mặt ướt đẫm nước mắt. Tôi thờ thẫn tiếc nuối vì tôi đã gần đến Việt Nam rồi mà. Tôi nhắm mắt ngủ lại, hồi tưởng lại giấc mơ với hy vọng tôi sẽ tiếp nối lại giấc mơ bị đứt quãng và tôi sẽ được đặt chân trên đất Saigon và nhìn thấy những con ngưòi Việt Nam dù cho đó chỉ là trong mơ cũng đã ghiền.

Thế đấy! Những hình ảnh về Việt Nam hong liên tục thường trở về trong giấc ngủ của tôi trong suốt 15 năm: khi thì tôi đang sống và sinh hoạt ở Việt Nam, nhưng trong trí của tôi lúc đó thì đang nghĩ tới những công việc những dự định, chương trình tôi phải làm, phải đối phó cho ngày hôm sau; lúc thì tôi đang trên đường đi về Viêt Nam. Mỗi lần nghe nói bạn bè, gia đình người thân về thăm Vietnam, tôi lại náo nức nôn nao như chính tôi là ngưòi được đi trên chuyến đi đó. Tôi lại ghen tị và ghanh tức với những người được về Vietnam vì họ may mắn có đầy đủ tiền bạc và thời gian cho chuyến đi về thăm cố hương mà hong phải lo lắng gì. Ai cũng bảo tôi rằng “Tôi cứ về Vietnam đại đi, rồi qua lại, đi cày lại trả nợ lo gì! Chuyện gì tới rồi sẽ tới. Chúng ta sống ở Mỹ là phải nợ. Nếu tôi chưa nợ thì tôi chưa phải là dân Mỹ.” No, thank you!” Tôi thà làm dân Việt Nam da vàng mũi tẹt, ăn nước mắm ba con cua, đi chiếc xe cũ mèm, và hong chưng diện xa hoa để cân bằng việc chi tiêu trong đồng lương kiếm được còn hơn là hang tháng nhìn một đóng bill của credit cards về như bươm bướm, nhìn những con số cũng đủ thấy chóng mặt. Bản tính nhút nhát hay lo của tôi hong cho phép tôi làm như vậy. Nơi xứ người, tôi đã phải đối phó bao nhiêu việc và phải mang trên mình bao thất bại, bao mặc cảm làm cho đầu óc căng thắng lắm rồi nên tôi hong muốn gánh them những nỗi lo mà tôi có thể tránh được.

Những năm tháng đầu tiên ở Mỹ vậy mà đơn giản không mấy lo toan. Lúc đó tôi chỉ biết đi làm. Cả ngày ở trong hãng, boss sai gì thì làm cái đó. Tôi ráng làm cho xong và đúng công việc của mình, hong bị sai sót và làm vui lòng manager để khỏi bị đuổi ra khỏi hãng là được. Tôi bỏ qua những ánh mắt giễu cợt, nụ cười chế nhạo của đồng nghiệp dành cho tôi, một di dân mới từ Việt Nam mới qua chưa lột hết mùi phèn, một mụ nhà quê khù khờ, chỉ bập bẹ, nói lõm bõm được vài ba tiếng Anh đơn giản, lúc nào cũng ngạc nhiên thích thú vì lần đầu tiên tiếp xúc với kỹ thuật công nghiệp, với computer, và với những công việc tay chân cần đến bắp thịt nhiều hơn là sử dụng đến đầu óc. Lúc đó tôi chỉ mong được đi làm thiệt nhiều giờ để có tiền gửi về Vietnam baỏ trợ những công việc tôi đang làm giang dở ở Vietnam và để dành tiền về Vietnam.

Sức khỏe cũng là yếu tố quyết định sự thành công. Tôi vốn mạnh khảnh, ốm yếu, mảnh khảnh từ lúc tôi lọt lòng. Thêm vào những năm tháng cực khổ ở Việt Nam; chế độ ăn uống dinh dưỡng thiếu thốn khi tôi đang tuổi lớn. Nơi xứ người, tôi phải làm việc cật lực, phải chống chở với cái lạnh của vùng ôn đới, với phong tục tập quán khác nhau nên tôi bịnh hoạn liên miên.

Học vấn là con đường đau khổ nhiều tập. Tôi sinh ra nhằm ngôi sao xấu nên từ lúc lọt lòng đã vất vả long đong. Suốt cả cuộc đời của tôi, cái gì cũng phải cố gắng rất nhiều mới được. Ngay từ ở Việt Nam, đường học vấn của tôi cũng bị gián đọan nhiều lần vì những yếu tố bên ngoài như gia đình tôi phải di chuyển chỗ ở nhiều lần; chuyện trốn ra nước ngoài, gia đình phân chia ly tán đã ảnh hưởng đến việc học của tôi. Khó khăn lắm tôi mới học xong bậc trung học, bò được lên tới đại học trở thành cô giáo, và lấy được mảnh bằng đại học trước sự ngạc nhiên của bạn bè vì chúng tưởng tôi đã bỏ học từ lâu. Qua bên Mỹ, tôi lại bắt đầu trở ngược lại từ ABC trong khi tuổi tôi đã lớn và tôi phải đi làm nuôi sống bản thân. Nhiều người tự hào lấy bằng kỷ sư, bác sĩ, cử nhân, hay tiến sĩ trong vòng vài năm trời. Đối với tôi hong phải dễ dàng như vậy; tôi đã khóc hết nước mắt, đã rơi vào bao thất vọng chán nản vì việc học mặc dù tôi chăm chỉ học tập nhiều hơn bạn bè và mọi người nói tôi thông minh, tài giỏi. Nếu tôi tài giỏi thì tôi đà thành công rất nhiều, và tôi đã có tiền vễ Vietnam vui chơi thoả thích rồi chứ giờ này tôi đâu còn ngồi đây buồn bã than thân trách phận vì ngôn ngữ bất đồng làm cản trở việc học của tôi rất nhiều.

Cuối cùng tôi cũng ráng lấy mảnh bằng như người ta. Tôi những tưởng tôi được về Vietnam như dự định, nhưng tôi lại phải đối phó với công ăn việc làm. Chúng tôi, những người bắt đầu tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai từ năm 25 tuổi thì hong thể nào nói tiếng Anh đầy tự tin, lưu loát như những người trẻ tuổi . Dù cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm, với đầy đủ bằng cấp chúng tôi cũng không thể dễ dàng kiếm được một vi việc làm vững chắc để bảo đảm cuộc sống của mình. Tôi cứ mãi học, mãi cố gắng từng bước nhỏ tiến lên từ từ; thế là 15 năm trôi qua một cái vèo.

Mười lăm năm tôi chưa làm được về thăm quê hương Việt Nam, tôi bị thất bại rất nhiều, và tôi chưa đạt được những gì tôi muốn. Tuy nhiên tôi hong chịu thua và dừng lại ở đó. T ôi luôn cố gắng vươn lên và không bỏ cuộc. Nếu tôi không thành công thì ít nhứt tôi cũng học được những bài học làm người: cách ứng xử và xử thế trong xã hội.

San Jose August, 2011