Saturday, November 19, 2011
Saturday, November 5, 2011
THANH ĐA DIỆU VỜI
Tôi giật mình thức giấc vì tiếng phone rung lúc nữa đêm. Tôi nhắm mắt lại tiếp tục giấc ngủ mà không buồn xem thử ai gọi giờ này. Tôi vừa chợp mắt, phone lại rung liên hồi hết đợt này đến đợt khác. Cái phone này đúng là đồ báo hại, vibrate gì mà lớn quá chừng đến nỗi đánh thức tôi dậy. Chỉ có cái thằng khỉ Tony bên Pháp đi làm về rôi buôn nên mới dám gọi phone kiểu này để phá tôi chứ gì. Tôi với tay lấy c ái phone để chửi cho Tony một trận vì dám phá giấc ngủ của bà. “Hello!”
Một giọng nữ vang lên“Hey, con khỉ Lan Vy, ngủ chi mà ngủ dữ vậy?”
T ôi ngỡ ngàng, “Mai Lan, mày đang ở Vietnam mà? Mày hong biết bên này là nữa đêm rồi ?”
Mai Lan nghiêm nghị, “Dạ thưa cô em biết. Em mới về Kanzas chiều nay và gọi phone cho mày liền nè con khỉ khó ưa.”
Tôi hỏi, “Về Việt nam có vui hong nhỏ ? Mày có gặp him hong?”
Mai Lan nhăn nhó, “Mày lúc nào cũng him, him, him. He là vua thì làm sao phó thường dân tao gặp được chứ?”
Tôi nói lảng, “Mày có về Thanh Đa hong? Thanh Đa bây giờ ra sao rồi ?”
Giọng Mai Lan chùng hẳn, “Tao hong biết nói sao nữa. Cái cảm giác cuả tao thiệt lạ nên tao mới gọi cho mày.”
Tôi tỉnh ngủ hẳn, “Lạ là sao?”
Mai Lan bâng khuâng, “Thanh Đa thật gần mà thật xa.”
Tôi gắt, “Con khỉ nhiều chuyện! Điệu này chắc mày bị Hưng hớp hồn rồi. Phi có đi với mày về Thanh Đa hong?”
Mai Lan nhăn nhó, “Phi với bé Mi chê Thanh Đa dơ dáy, hôi tanh nên về có một lần tí xíu rồi đi liền. Lần sau tao về một mình.”
Tôi chọc, “Vậy thì sướng rồi . Mày tha hồ đi uống cafe tò te tú tí với Hưng nha.”
Mai Lan chậc lưỡi, “Có cho bà xã Hưng xé xác tao. Hai vợ chồng nốc bia thấy sợ luôn. Đàn bà con gái ở Vietnam khác lắm. Fashion lắm, ăn nói bạo dạn, chịu chơi lắm chứ hong nhà quê như tụi mình đâu.”
Tôi chặn, “Stop please! Kể về Thanh Đa cho tao nghe đi.”
Mai Lan nói, “Tao nói với mày rồi. Thanh Đa bên ngoài trong khang trang sạch sẽ, các lô vẫn dơ dáỵ. Cầu thang phân chó đầy.”
Tôi ngạc nhiên, “Hong ai làm vệ sinh à?”
Mai Lan cười, “Thời buổi này mà. Mạnh ai nấy sống. Người lớn, con nít về nhà thì ở trong nhà xem phim, computer, internet đâu còn ra ngoài hành lang chơi đâu.”
Tôi nói, “Good for them. Cuộc sống bây giờ khá giả rồi thì cũng để cho họ enjoy chứ.”
Mai Lan không chịu, “No, người nghèo thì hong ai chơi cả giống như tụi mình ngày xưa. Như nhà cô Hai, nhà chị Thanh . Mấy người đó cũng chưa có chồng.”
Tôi cười, “Thì tao cũng ế dài . Có ma nào thèm rước tao đâu. Mày được Phi cưới sướng thấy bà.”
Mai Lan đồng ý, “May mà có Phi, tao đẻ bé Mi hong thôi tao cũng làm gái già rồi. Nghèo như tụi mình khổ thiệt . Chẳng có đứa con trai nào theo cả.”
Tôi đáp, “Ừ nhỉ ?”
Chúng tôi nói chuyện nhắc lại kỷ niệm xưa về Thanh Đa cho đến lúc tôi đi làm. Chúng tôi nhắc đến món khoai mì độc đáo của chị Mai Lan bán mà nuôi sống cả gia đình. Chúng tôi lớn lên bên giòng sông thơ mộng. Chúng tôi chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của Thanh Đa từ ngày cầu Saigon bị thả bom, chợ Thanh Đa chỉ là một nhóm nhỏ chưa hình thành cái chợ, phong trào thiếu nhi, kế họach nhỏ. Thanh Đa những ngày đói khổ; chúng tôi phải sắp hàng từ sáng sớm đi mua từng ký gạo, ký bo bo, ký đường. Thanh Đa hoang sơ với những ngày cúp điện và thời gian thiêú nước. Chúng tôi luôn có mặt hiện diện ở Thanh Đa, nhưng thần dân Thanh Đa hong biết chúng tôi và không chơi với chúng tôi vì chúng tôi nghèo, bình dân. Chúng tôi không được cắp sách đến trường và đi học tới nơi tới chốn thì chúng tôi làm sao được các con trai học thức Thanh Đa theo chứ. Chúng tôi, lũ con nhà nghèo chơi với nhau, gắn bó với những trò chơi tầm thường, món ăn bình dân. Mặc dù chúng tôi tuổi tác có chênh lệch, chúng tôi trưởng thành mà nói chuyện vẫn xưng hô mày tao mi tớ như ngày chúng tôi còn nhỏ . Tôi còn nhớ thằng Cu Đen hàng xóm và các bạn đi học của nó đi sau tôi và chê tôi tướng đi chết yêủ; nói chuyện khùng điên và dzô dziên nhứt đời. Cái người nói chuyện khùng điên, dzô dziên nhứt đời ấy thường viết về Thanh Đa và nói về Thanh Đa cho những người thích tìm hiểu về Vietnam. Mai Lan thuở ấy thường nghêu ngao hát trên bờ kè, “Viết tên người yêu trên ba lô nặng trĩu…” Anh bộ đội Phi từ quận 11 cảm tiếng hát cuả cô thôn nữ Thanh Đa nên chàng đã yêu và rước Mai Lan về dinh trong lúc nàng đang bị thất tình nặng vì một anh chàng hoc sinh hào hoa phong độ truờng Thanh Đa nào đó.
Một giọng nữ vang lên“Hey, con khỉ Lan Vy, ngủ chi mà ngủ dữ vậy?”
T ôi ngỡ ngàng, “Mai Lan, mày đang ở Vietnam mà? Mày hong biết bên này là nữa đêm rồi ?”
Mai Lan nghiêm nghị, “Dạ thưa cô em biết. Em mới về Kanzas chiều nay và gọi phone cho mày liền nè con khỉ khó ưa.”
Tôi hỏi, “Về Việt nam có vui hong nhỏ ? Mày có gặp him hong?”
Mai Lan nhăn nhó, “Mày lúc nào cũng him, him, him. He là vua thì làm sao phó thường dân tao gặp được chứ?”
Tôi nói lảng, “Mày có về Thanh Đa hong? Thanh Đa bây giờ ra sao rồi ?”
Giọng Mai Lan chùng hẳn, “Tao hong biết nói sao nữa. Cái cảm giác cuả tao thiệt lạ nên tao mới gọi cho mày.”
Tôi tỉnh ngủ hẳn, “Lạ là sao?”
Mai Lan bâng khuâng, “Thanh Đa thật gần mà thật xa.”
Tôi gắt, “Con khỉ nhiều chuyện! Điệu này chắc mày bị Hưng hớp hồn rồi. Phi có đi với mày về Thanh Đa hong?”
Mai Lan nhăn nhó, “Phi với bé Mi chê Thanh Đa dơ dáy, hôi tanh nên về có một lần tí xíu rồi đi liền. Lần sau tao về một mình.”
Tôi chọc, “Vậy thì sướng rồi . Mày tha hồ đi uống cafe tò te tú tí với Hưng nha.”
Mai Lan chậc lưỡi, “Có cho bà xã Hưng xé xác tao. Hai vợ chồng nốc bia thấy sợ luôn. Đàn bà con gái ở Vietnam khác lắm. Fashion lắm, ăn nói bạo dạn, chịu chơi lắm chứ hong nhà quê như tụi mình đâu.”
Tôi chặn, “Stop please! Kể về Thanh Đa cho tao nghe đi.”
Mai Lan nói, “Tao nói với mày rồi. Thanh Đa bên ngoài trong khang trang sạch sẽ, các lô vẫn dơ dáỵ. Cầu thang phân chó đầy.”
Tôi ngạc nhiên, “Hong ai làm vệ sinh à?”
Mai Lan cười, “Thời buổi này mà. Mạnh ai nấy sống. Người lớn, con nít về nhà thì ở trong nhà xem phim, computer, internet đâu còn ra ngoài hành lang chơi đâu.”
Tôi nói, “Good for them. Cuộc sống bây giờ khá giả rồi thì cũng để cho họ enjoy chứ.”
Mai Lan không chịu, “No, người nghèo thì hong ai chơi cả giống như tụi mình ngày xưa. Như nhà cô Hai, nhà chị Thanh . Mấy người đó cũng chưa có chồng.”
Tôi cười, “Thì tao cũng ế dài . Có ma nào thèm rước tao đâu. Mày được Phi cưới sướng thấy bà.”
Mai Lan đồng ý, “May mà có Phi, tao đẻ bé Mi hong thôi tao cũng làm gái già rồi. Nghèo như tụi mình khổ thiệt . Chẳng có đứa con trai nào theo cả.”
Tôi đáp, “Ừ nhỉ ?”
Chúng tôi nói chuyện nhắc lại kỷ niệm xưa về Thanh Đa cho đến lúc tôi đi làm. Chúng tôi nhắc đến món khoai mì độc đáo của chị Mai Lan bán mà nuôi sống cả gia đình. Chúng tôi lớn lên bên giòng sông thơ mộng. Chúng tôi chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của Thanh Đa từ ngày cầu Saigon bị thả bom, chợ Thanh Đa chỉ là một nhóm nhỏ chưa hình thành cái chợ, phong trào thiếu nhi, kế họach nhỏ. Thanh Đa những ngày đói khổ; chúng tôi phải sắp hàng từ sáng sớm đi mua từng ký gạo, ký bo bo, ký đường. Thanh Đa hoang sơ với những ngày cúp điện và thời gian thiêú nước. Chúng tôi luôn có mặt hiện diện ở Thanh Đa, nhưng thần dân Thanh Đa hong biết chúng tôi và không chơi với chúng tôi vì chúng tôi nghèo, bình dân. Chúng tôi không được cắp sách đến trường và đi học tới nơi tới chốn thì chúng tôi làm sao được các con trai học thức Thanh Đa theo chứ. Chúng tôi, lũ con nhà nghèo chơi với nhau, gắn bó với những trò chơi tầm thường, món ăn bình dân. Mặc dù chúng tôi tuổi tác có chênh lệch, chúng tôi trưởng thành mà nói chuyện vẫn xưng hô mày tao mi tớ như ngày chúng tôi còn nhỏ . Tôi còn nhớ thằng Cu Đen hàng xóm và các bạn đi học của nó đi sau tôi và chê tôi tướng đi chết yêủ; nói chuyện khùng điên và dzô dziên nhứt đời. Cái người nói chuyện khùng điên, dzô dziên nhứt đời ấy thường viết về Thanh Đa và nói về Thanh Đa cho những người thích tìm hiểu về Vietnam. Mai Lan thuở ấy thường nghêu ngao hát trên bờ kè, “Viết tên người yêu trên ba lô nặng trĩu…” Anh bộ đội Phi từ quận 11 cảm tiếng hát cuả cô thôn nữ Thanh Đa nên chàng đã yêu và rước Mai Lan về dinh trong lúc nàng đang bị thất tình nặng vì một anh chàng hoc sinh hào hoa phong độ truờng Thanh Đa nào đó.
Saturday, August 6, 2011
Mười Lăm Năm
Mười Lăm Năm
Mười lăm năm tôi chỉ được nhìn quê hương Việt Nam qua và bạn bè qua the internet và các phương tiện truyền thông mà thôi. Nơi quê nhà, bạn bè luôn nhắn nhủ
khuyến khích tôi nên thu xếp về Việt Nam thăm bạn bè, người thân và nhìn thấy tận mắt sự thay đổi của đất nước. Tôi mãi hứa rằng tôi sẽ về khi tôi ổn định cuộc sống, nhưng đến giờ tôi vẫn chưa định được chắc chắn ngày trở về. Thế là tôi vẫn lang thang trên net tìm lại những hình ảnh quê nhà: dòng song Saigon uốn lượn quanh bán đảo Thanh Đa thật là thơ mộng cùng với con đò, cây đa bến cũ là nơi tôi đã sống và lớn lên, với những lô chữ lô số như khu trại gia binh, cùng với trường học, các chợ, những con đường làng quê, các món ăn dân dã, và phố xá Saigon. Để rồi tôi gặm nhắm nỗi nhớ quê hương âm ỉ trong trái nơi thẳm sâu cuả trái tim và tôi âm thầm lặng lẽ rấm rứt khóc một mình.
Tôi đang ở trên máy bay và tiếng người xướng ngôn viên nói rằng là quí vị đang ở trên lãnh thổ cuả nước Việt Nam. Nhìn xuống cửa sổ của máy bay, từng thửa ruộng như ô bàn cờ xanh ngát, phất phới bay theo gió; con song dọc ngang, cây cầu khỉ lắt lẻo, con trâu và chú mục đồng, ngôi trường làng; học trò đi học…Tôi la lớn, “Ôi Việt Nam! Đúng là Việt Nam rồi!” Một cơn mưa lớn tạt vào cửa sổ làm ướt đẫm khuôn mặt của tôi. Tôi giật mình thức giấc với gương mặt ướt đẫm nước mắt. Tôi thờ thẫn tiếc nuối vì tôi đã gần đến Việt Nam rồi mà. Tôi nhắm mắt ngủ lại, hồi tưởng lại giấc mơ với hy vọng tôi sẽ tiếp nối lại giấc mơ bị đứt quãng và tôi sẽ được đặt chân trên đất Saigon và nhìn thấy những con ngưòi Việt Nam dù cho đó chỉ là trong mơ cũng đã ghiền.
Thế đấy! Những hình ảnh về Việt Nam hong liên tục thường trở về trong giấc ngủ của tôi trong suốt 15 năm: khi thì tôi đang sống và sinh hoạt ở Việt Nam, nhưng trong trí của tôi lúc đó thì đang nghĩ tới những công việc những dự định, chương trình tôi phải làm, phải đối phó cho ngày hôm sau; lúc thì tôi đang trên đường đi về Viêt Nam. Mỗi lần nghe nói bạn bè, gia đình người thân về thăm Vietnam, tôi lại náo nức nôn nao như chính tôi là ngưòi được đi trên chuyến đi đó. Tôi lại ghen tị và ghanh tức với những người được về Vietnam vì họ may mắn có đầy đủ tiền bạc và thời gian cho chuyến đi về thăm cố hương mà hong phải lo lắng gì. Ai cũng bảo tôi rằng “Tôi cứ về Vietnam đại đi, rồi qua lại, đi cày lại trả nợ lo gì! Chuyện gì tới rồi sẽ tới. Chúng ta sống ở Mỹ là phải nợ. Nếu tôi chưa nợ thì tôi chưa phải là dân Mỹ.” No, thank you!” Tôi thà làm dân Việt Nam da vàng mũi tẹt, ăn nước mắm ba con cua, đi chiếc xe cũ mèm, và hong chưng diện xa hoa để cân bằng việc chi tiêu trong đồng lương kiếm được còn hơn là hang tháng nhìn một đóng bill của credit cards về như bươm bướm, nhìn những con số cũng đủ thấy chóng mặt. Bản tính nhút nhát hay lo của tôi hong cho phép tôi làm như vậy. Nơi xứ người, tôi đã phải đối phó bao nhiêu việc và phải mang trên mình bao thất bại, bao mặc cảm làm cho đầu óc căng thắng lắm rồi nên tôi hong muốn gánh them những nỗi lo mà tôi có thể tránh được.
Những năm tháng đầu tiên ở Mỹ vậy mà đơn giản không mấy lo toan. Lúc đó tôi chỉ biết đi làm. Cả ngày ở trong hãng, boss sai gì thì làm cái đó. Tôi ráng làm cho xong và đúng công việc của mình, hong bị sai sót và làm vui lòng manager để khỏi bị đuổi ra khỏi hãng là được. Tôi bỏ qua những ánh mắt giễu cợt, nụ cười chế nhạo của đồng nghiệp dành cho tôi, một di dân mới từ Việt Nam mới qua chưa lột hết mùi phèn, một mụ nhà quê khù khờ, chỉ bập bẹ, nói lõm bõm được vài ba tiếng Anh đơn giản, lúc nào cũng ngạc nhiên thích thú vì lần đầu tiên tiếp xúc với kỹ thuật công nghiệp, với computer, và với những công việc tay chân cần đến bắp thịt nhiều hơn là sử dụng đến đầu óc. Lúc đó tôi chỉ mong được đi làm thiệt nhiều giờ để có tiền gửi về Vietnam baỏ trợ những công việc tôi đang làm giang dở ở Vietnam và để dành tiền về Vietnam.
Sức khỏe cũng là yếu tố quyết định sự thành công. Tôi vốn mạnh khảnh, ốm yếu, mảnh khảnh từ lúc tôi lọt lòng. Thêm vào những năm tháng cực khổ ở Việt Nam; chế độ ăn uống dinh dưỡng thiếu thốn khi tôi đang tuổi lớn. Nơi xứ người, tôi phải làm việc cật lực, phải chống chở với cái lạnh của vùng ôn đới, với phong tục tập quán khác nhau nên tôi bịnh hoạn liên miên.
Học vấn là con đường đau khổ nhiều tập. Tôi sinh ra nhằm ngôi sao xấu nên từ lúc lọt lòng đã vất vả long đong. Suốt cả cuộc đời của tôi, cái gì cũng phải cố gắng rất nhiều mới được. Ngay từ ở Việt Nam, đường học vấn của tôi cũng bị gián đọan nhiều lần vì những yếu tố bên ngoài như gia đình tôi phải di chuyển chỗ ở nhiều lần; chuyện trốn ra nước ngoài, gia đình phân chia ly tán đã ảnh hưởng đến việc học của tôi. Khó khăn lắm tôi mới học xong bậc trung học, bò được lên tới đại học trở thành cô giáo, và lấy được mảnh bằng đại học trước sự ngạc nhiên của bạn bè vì chúng tưởng tôi đã bỏ học từ lâu. Qua bên Mỹ, tôi lại bắt đầu trở ngược lại từ ABC trong khi tuổi tôi đã lớn và tôi phải đi làm nuôi sống bản thân. Nhiều người tự hào lấy bằng kỷ sư, bác sĩ, cử nhân, hay tiến sĩ trong vòng vài năm trời. Đối với tôi hong phải dễ dàng như vậy; tôi đã khóc hết nước mắt, đã rơi vào bao thất vọng chán nản vì việc học mặc dù tôi chăm chỉ học tập nhiều hơn bạn bè và mọi người nói tôi thông minh, tài giỏi. Nếu tôi tài giỏi thì tôi đà thành công rất nhiều, và tôi đã có tiền vễ Vietnam vui chơi thoả thích rồi chứ giờ này tôi đâu còn ngồi đây buồn bã than thân trách phận vì ngôn ngữ bất đồng làm cản trở việc học của tôi rất nhiều.
Cuối cùng tôi cũng ráng lấy mảnh bằng như người ta. Tôi những tưởng tôi được về Vietnam như dự định, nhưng tôi lại phải đối phó với công ăn việc làm. Chúng tôi, những người bắt đầu tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai từ năm 25 tuổi thì hong thể nào nói tiếng Anh đầy tự tin, lưu loát như những người trẻ tuổi . Dù cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm, với đầy đủ bằng cấp chúng tôi cũng không thể dễ dàng kiếm được một vi việc làm vững chắc để bảo đảm cuộc sống của mình. Tôi cứ mãi học, mãi cố gắng từng bước nhỏ tiến lên từ từ; thế là 15 năm trôi qua một cái vèo.
Mười lăm năm tôi chưa làm được về thăm quê hương Việt Nam, tôi bị thất bại rất nhiều, và tôi chưa đạt được những gì tôi muốn. Tuy nhiên tôi hong chịu thua và dừng lại ở đó. T ôi luôn cố gắng vươn lên và không bỏ cuộc. Nếu tôi không thành công thì ít nhứt tôi cũng học được những bài học làm người: cách ứng xử và xử thế trong xã hội.
San Jose August, 2011
Mười lăm năm tôi chỉ được nhìn quê hương Việt Nam qua và bạn bè qua the internet và các phương tiện truyền thông mà thôi. Nơi quê nhà, bạn bè luôn nhắn nhủ
khuyến khích tôi nên thu xếp về Việt Nam thăm bạn bè, người thân và nhìn thấy tận mắt sự thay đổi của đất nước. Tôi mãi hứa rằng tôi sẽ về khi tôi ổn định cuộc sống, nhưng đến giờ tôi vẫn chưa định được chắc chắn ngày trở về. Thế là tôi vẫn lang thang trên net tìm lại những hình ảnh quê nhà: dòng song Saigon uốn lượn quanh bán đảo Thanh Đa thật là thơ mộng cùng với con đò, cây đa bến cũ là nơi tôi đã sống và lớn lên, với những lô chữ lô số như khu trại gia binh, cùng với trường học, các chợ, những con đường làng quê, các món ăn dân dã, và phố xá Saigon. Để rồi tôi gặm nhắm nỗi nhớ quê hương âm ỉ trong trái nơi thẳm sâu cuả trái tim và tôi âm thầm lặng lẽ rấm rứt khóc một mình.
Tôi đang ở trên máy bay và tiếng người xướng ngôn viên nói rằng là quí vị đang ở trên lãnh thổ cuả nước Việt Nam. Nhìn xuống cửa sổ của máy bay, từng thửa ruộng như ô bàn cờ xanh ngát, phất phới bay theo gió; con song dọc ngang, cây cầu khỉ lắt lẻo, con trâu và chú mục đồng, ngôi trường làng; học trò đi học…Tôi la lớn, “Ôi Việt Nam! Đúng là Việt Nam rồi!” Một cơn mưa lớn tạt vào cửa sổ làm ướt đẫm khuôn mặt của tôi. Tôi giật mình thức giấc với gương mặt ướt đẫm nước mắt. Tôi thờ thẫn tiếc nuối vì tôi đã gần đến Việt Nam rồi mà. Tôi nhắm mắt ngủ lại, hồi tưởng lại giấc mơ với hy vọng tôi sẽ tiếp nối lại giấc mơ bị đứt quãng và tôi sẽ được đặt chân trên đất Saigon và nhìn thấy những con ngưòi Việt Nam dù cho đó chỉ là trong mơ cũng đã ghiền.
Thế đấy! Những hình ảnh về Việt Nam hong liên tục thường trở về trong giấc ngủ của tôi trong suốt 15 năm: khi thì tôi đang sống và sinh hoạt ở Việt Nam, nhưng trong trí của tôi lúc đó thì đang nghĩ tới những công việc những dự định, chương trình tôi phải làm, phải đối phó cho ngày hôm sau; lúc thì tôi đang trên đường đi về Viêt Nam. Mỗi lần nghe nói bạn bè, gia đình người thân về thăm Vietnam, tôi lại náo nức nôn nao như chính tôi là ngưòi được đi trên chuyến đi đó. Tôi lại ghen tị và ghanh tức với những người được về Vietnam vì họ may mắn có đầy đủ tiền bạc và thời gian cho chuyến đi về thăm cố hương mà hong phải lo lắng gì. Ai cũng bảo tôi rằng “Tôi cứ về Vietnam đại đi, rồi qua lại, đi cày lại trả nợ lo gì! Chuyện gì tới rồi sẽ tới. Chúng ta sống ở Mỹ là phải nợ. Nếu tôi chưa nợ thì tôi chưa phải là dân Mỹ.” No, thank you!” Tôi thà làm dân Việt Nam da vàng mũi tẹt, ăn nước mắm ba con cua, đi chiếc xe cũ mèm, và hong chưng diện xa hoa để cân bằng việc chi tiêu trong đồng lương kiếm được còn hơn là hang tháng nhìn một đóng bill của credit cards về như bươm bướm, nhìn những con số cũng đủ thấy chóng mặt. Bản tính nhút nhát hay lo của tôi hong cho phép tôi làm như vậy. Nơi xứ người, tôi đã phải đối phó bao nhiêu việc và phải mang trên mình bao thất bại, bao mặc cảm làm cho đầu óc căng thắng lắm rồi nên tôi hong muốn gánh them những nỗi lo mà tôi có thể tránh được.
Những năm tháng đầu tiên ở Mỹ vậy mà đơn giản không mấy lo toan. Lúc đó tôi chỉ biết đi làm. Cả ngày ở trong hãng, boss sai gì thì làm cái đó. Tôi ráng làm cho xong và đúng công việc của mình, hong bị sai sót và làm vui lòng manager để khỏi bị đuổi ra khỏi hãng là được. Tôi bỏ qua những ánh mắt giễu cợt, nụ cười chế nhạo của đồng nghiệp dành cho tôi, một di dân mới từ Việt Nam mới qua chưa lột hết mùi phèn, một mụ nhà quê khù khờ, chỉ bập bẹ, nói lõm bõm được vài ba tiếng Anh đơn giản, lúc nào cũng ngạc nhiên thích thú vì lần đầu tiên tiếp xúc với kỹ thuật công nghiệp, với computer, và với những công việc tay chân cần đến bắp thịt nhiều hơn là sử dụng đến đầu óc. Lúc đó tôi chỉ mong được đi làm thiệt nhiều giờ để có tiền gửi về Vietnam baỏ trợ những công việc tôi đang làm giang dở ở Vietnam và để dành tiền về Vietnam.
Sức khỏe cũng là yếu tố quyết định sự thành công. Tôi vốn mạnh khảnh, ốm yếu, mảnh khảnh từ lúc tôi lọt lòng. Thêm vào những năm tháng cực khổ ở Việt Nam; chế độ ăn uống dinh dưỡng thiếu thốn khi tôi đang tuổi lớn. Nơi xứ người, tôi phải làm việc cật lực, phải chống chở với cái lạnh của vùng ôn đới, với phong tục tập quán khác nhau nên tôi bịnh hoạn liên miên.
Học vấn là con đường đau khổ nhiều tập. Tôi sinh ra nhằm ngôi sao xấu nên từ lúc lọt lòng đã vất vả long đong. Suốt cả cuộc đời của tôi, cái gì cũng phải cố gắng rất nhiều mới được. Ngay từ ở Việt Nam, đường học vấn của tôi cũng bị gián đọan nhiều lần vì những yếu tố bên ngoài như gia đình tôi phải di chuyển chỗ ở nhiều lần; chuyện trốn ra nước ngoài, gia đình phân chia ly tán đã ảnh hưởng đến việc học của tôi. Khó khăn lắm tôi mới học xong bậc trung học, bò được lên tới đại học trở thành cô giáo, và lấy được mảnh bằng đại học trước sự ngạc nhiên của bạn bè vì chúng tưởng tôi đã bỏ học từ lâu. Qua bên Mỹ, tôi lại bắt đầu trở ngược lại từ ABC trong khi tuổi tôi đã lớn và tôi phải đi làm nuôi sống bản thân. Nhiều người tự hào lấy bằng kỷ sư, bác sĩ, cử nhân, hay tiến sĩ trong vòng vài năm trời. Đối với tôi hong phải dễ dàng như vậy; tôi đã khóc hết nước mắt, đã rơi vào bao thất vọng chán nản vì việc học mặc dù tôi chăm chỉ học tập nhiều hơn bạn bè và mọi người nói tôi thông minh, tài giỏi. Nếu tôi tài giỏi thì tôi đà thành công rất nhiều, và tôi đã có tiền vễ Vietnam vui chơi thoả thích rồi chứ giờ này tôi đâu còn ngồi đây buồn bã than thân trách phận vì ngôn ngữ bất đồng làm cản trở việc học của tôi rất nhiều.
Cuối cùng tôi cũng ráng lấy mảnh bằng như người ta. Tôi những tưởng tôi được về Vietnam như dự định, nhưng tôi lại phải đối phó với công ăn việc làm. Chúng tôi, những người bắt đầu tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai từ năm 25 tuổi thì hong thể nào nói tiếng Anh đầy tự tin, lưu loát như những người trẻ tuổi . Dù cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm, với đầy đủ bằng cấp chúng tôi cũng không thể dễ dàng kiếm được một vi việc làm vững chắc để bảo đảm cuộc sống của mình. Tôi cứ mãi học, mãi cố gắng từng bước nhỏ tiến lên từ từ; thế là 15 năm trôi qua một cái vèo.
Mười lăm năm tôi chưa làm được về thăm quê hương Việt Nam, tôi bị thất bại rất nhiều, và tôi chưa đạt được những gì tôi muốn. Tuy nhiên tôi hong chịu thua và dừng lại ở đó. T ôi luôn cố gắng vươn lên và không bỏ cuộc. Nếu tôi không thành công thì ít nhứt tôi cũng học được những bài học làm người: cách ứng xử và xử thế trong xã hội.
San Jose August, 2011
Wednesday, June 29, 2011
Bình Minh
BÌNH MINH
Tôi hờ hững tựa nhẹ vào khung cưả, trên tay cầm ly café thơm ngát tỏa khói nhẹ bay trong không gian. Tôi nhấm nháp thưởng thức vị đắng của từng giọt café thấm vào vị giác nơi cuống họng. Tôi hít thật sâu vị ngọt tinh tuyền cuả không khí trong lành ban mai. Mắt lơ đãng nhìn nắng dậy thì yểu điệu mềm mại nhẹ nhàng lướt qua từng nóc nhà rặng cây đỉnh đồi. Khi nắng đi qua, nàng để vệt sang hiền hoà ấm áp trên cỏ cây hoa lá ươm them màu xanh hy vọng hưá hẹn một tình yêu trong veo như buổi sang ban mai.
Nàng Nắng bé nhỏ ơi, nàng có biết chăng nàng vô tình gieo vào chàng Núi một tí xao xuyến bâng khuâng nhung nhớ không tên. Chàng muốn ghì nàng trong cánh tay rắn chắc cuả chàng, hôn lên mắt lên miệng lên thân hình mảnh mai nõn nà cuả nàng. Chàng muốn giam giữ nắng cho riêng chàng và chỉ một mình chàng mà thôi.
Chàng Núi đã không dám làm điều đó. Chàng câm lặng bực dọc nhìn nàng Nắng trôi qua như là giấc mơ hoa.
Tôi hờ hững tựa nhẹ vào khung cưả, trên tay cầm ly café thơm ngát tỏa khói nhẹ bay trong không gian. Tôi nhấm nháp thưởng thức vị đắng của từng giọt café thấm vào vị giác nơi cuống họng. Tôi hít thật sâu vị ngọt tinh tuyền cuả không khí trong lành ban mai. Mắt lơ đãng nhìn nắng dậy thì yểu điệu mềm mại nhẹ nhàng lướt qua từng nóc nhà rặng cây đỉnh đồi. Khi nắng đi qua, nàng để vệt sang hiền hoà ấm áp trên cỏ cây hoa lá ươm them màu xanh hy vọng hưá hẹn một tình yêu trong veo như buổi sang ban mai.
Nàng Nắng bé nhỏ ơi, nàng có biết chăng nàng vô tình gieo vào chàng Núi một tí xao xuyến bâng khuâng nhung nhớ không tên. Chàng muốn ghì nàng trong cánh tay rắn chắc cuả chàng, hôn lên mắt lên miệng lên thân hình mảnh mai nõn nà cuả nàng. Chàng muốn giam giữ nắng cho riêng chàng và chỉ một mình chàng mà thôi.
Chàng Núi đã không dám làm điều đó. Chàng câm lặng bực dọc nhìn nàng Nắng trôi qua như là giấc mơ hoa.
Saturday, June 4, 2011
Bình Ngô Đại Cáo--Nguyễn Trải
Thay Trời Hành Hoá ... Hoàng Thượng Truyền Rằng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vì vậy Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oáng hận.
Quân cuống Minh đã thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ dưới gầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc ngán thay cá mập thuồng luồng,
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật bắt giò chim trả chốn chốn lưới giăng,
Nhiễu nhân dân bắt bẩy hươu đen nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà mai đắp đất chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được.
--Ta đây:
Núi lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đau lòng nhức óc chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
--Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.
Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đắm muốn tiến về đông,
Cỗ xe cầu hiền thường chăm chắm còn dành phía tả.
--Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi,
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.
Phần thì giận hung đồ ngang dọc,
Phần thì lo vận nước khó khăn.
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn,
Ta gắng chí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoàn nước sông chén rượu ngọt ngào.
--Trọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chính nhân để thay cường bạo.
Trận Bò Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng,
Quân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh ta chiếm lại.
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất củ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tốt Động thây chất thành núi, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc, Trần Hiệp đã phải bêu đầu,
Mọt gian kẻ thù, Lí Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy,
Mã Anh cứu trận đánh, mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã thay lòng đổi dạ,
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến của một người, gieo hoạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.
--Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy.
Đinh Mùi tháng chín Liễu Thăng đem quân từ Khâu Ôn kéo lại,
Năm ấy tháng Mười Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.
Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực.
Ngày mười tám trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá,
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.
Lại thêm quân bốn mặt vây thành,
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ,
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh.
Gươm mài đá đá núi cũng mòn,
Voi uống nước nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Nổi gió to quét sạch lá khô,
Thông tổ kiến sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phuác trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn Thây chất đầy đường,
Xương Giang Bình Than máu trôi đỏ nước.
Ghê gớm thay, sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay, ánh nhật nguyệt phải mờ.
Bị ta chẹn ỏ Lê Hoa, quân Vân Nam hồ đồ sợ bóng mà vỡ mật,
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày nước sông nghẹn ngào tiếng khóc,
Thành Đan xá thây chất đầy nội, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn cởi giáp ra hàng.
Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng,
Thần Vũ chẳng giết hại thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.
Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết, mà hoà hiếu thực lòng,
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu,
Cũng là chưa thấy xưa nay.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bỉ mà lại thái,
Nhật nguyệt hối mà lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Nghìn thu vết nhục nhã sạch làu.
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vầy.
Than ôi! Một cỗ nhung y nên công chiến thắng oanh liệt ngàn năm,
Bốn bên biển cả thăng bình ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vì vậy Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oáng hận.
Quân cuống Minh đã thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ dưới gầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc ngán thay cá mập thuồng luồng,
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật bắt giò chim trả chốn chốn lưới giăng,
Nhiễu nhân dân bắt bẩy hươu đen nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà mai đắp đất chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được.
--Ta đây:
Núi lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đau lòng nhức óc chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
--Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.
Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đắm muốn tiến về đông,
Cỗ xe cầu hiền thường chăm chắm còn dành phía tả.
--Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi,
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.
Phần thì giận hung đồ ngang dọc,
Phần thì lo vận nước khó khăn.
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn,
Ta gắng chí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoàn nước sông chén rượu ngọt ngào.
--Trọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chính nhân để thay cường bạo.
Trận Bò Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng,
Quân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh ta chiếm lại.
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất củ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tốt Động thây chất thành núi, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc, Trần Hiệp đã phải bêu đầu,
Mọt gian kẻ thù, Lí Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy,
Mã Anh cứu trận đánh, mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã thay lòng đổi dạ,
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến của một người, gieo hoạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.
--Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy.
Đinh Mùi tháng chín Liễu Thăng đem quân từ Khâu Ôn kéo lại,
Năm ấy tháng Mười Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.
Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực.
Ngày mười tám trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá,
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.
Lại thêm quân bốn mặt vây thành,
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ,
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh.
Gươm mài đá đá núi cũng mòn,
Voi uống nước nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Nổi gió to quét sạch lá khô,
Thông tổ kiến sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phuác trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn Thây chất đầy đường,
Xương Giang Bình Than máu trôi đỏ nước.
Ghê gớm thay, sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay, ánh nhật nguyệt phải mờ.
Bị ta chẹn ỏ Lê Hoa, quân Vân Nam hồ đồ sợ bóng mà vỡ mật,
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày nước sông nghẹn ngào tiếng khóc,
Thành Đan xá thây chất đầy nội, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn cởi giáp ra hàng.
Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng,
Thần Vũ chẳng giết hại thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.
Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết, mà hoà hiếu thực lòng,
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu,
Cũng là chưa thấy xưa nay.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bỉ mà lại thái,
Nhật nguyệt hối mà lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Nghìn thu vết nhục nhã sạch làu.
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vầy.
Than ôi! Một cỗ nhung y nên công chiến thắng oanh liệt ngàn năm,
Bốn bên biển cả thăng bình ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.
Sunday, February 6, 2011
Đêm Ba Mươi
Đêm Ba Mươi
Đêm ba mươi tôi lặng lẽ khóc
Vang đâu đây pháo nổ lóc bóc
Trên máy tính tiếng gõ lóc cóc
Gưỉ tình viễn xứ niềm cô độc
Nơi quê người nặng trĩu khó nhọc
Bão tố cuộc đời như cơn lốc
Phủ lấy thân gầy từng cú sốc
Nhớ quê nhà thả hồn phút chốc
Việt Nam dịu dàng riêng một góc
Sưởi ấm tình quê giấc mơ hồng
Quê Hương Của Tui
Quê Hương Của Tui
Những ngày cuối năm trời San Jose lành lạnh, tui nghe bài hát Quê Hương cuả Giang Nam , tôi nhớ quê hương Việt nam quá chừng luôn và tui khóc hu hu . Xấu hổ ghê! Tui già đầu ruì mà còn khóc như con nít.
Quê hương của tui là những bài hát ngọt ngào đầy tình nghĩa sâu đậm. Quê hương của tui là những con chữ với những dấu hỏi, ngã, dấu mũ mà tui phải ngồi kiên nhẫn gõ bàn phím lâu quá chừng luôn. Tui chỉ viết nó khi nào mà tui nhớ quê hương quá chịu hong nổi. Quê hương là một cái gì đó rất là thiêng liêng mà khi nhăc đến là trái tim của tui có những sợi tơ mềm mại vô hình quấn lấy chung quanh làm cho tui đau nhè nhẹ. Hồn tui bay bổng la đà về Saigon, về những con đường làng, về những cầu khỉ lắc lẻo gập ghềnh khó đi, về những con người lúc nào nụ cươì cũng nở trên môi.
Quê hưong của tui là con người Việt Nam chân chất, là nước mắm nhĩ tuyệt vời mà khi nghĩ đến là miệng tiết ra nước dãi dầm dề .
Subscribe to:
Posts (Atom)